Được biết đến với mùi hương mạnh mẽ tựa như cam thảo đen, hoa Hồi thường được sử dụng làm hương liệu trong các món phở, món hầm, ngũ vị hương, làm bánh, nấu cà ri…

Bên cạnh mùi hương đặc biệt thì các đặc tính trị liệu của hoa Hồi cũng rất được quan tâm. Hoa của loại dược liệu này có giá trị đến nỗi ngày trước, ở một số nước, người ta còn dùng hoa Hồi lấy tinh dầu để làm tiền tệ trả phần mười cho nhà thờ cũng như các hóa đơn thuế. Cùng tìm hiểu xem các đặc tính của tinh dầu hoa Hồi dùng để làm gì mà được trọng dụng đến vậy!

Tinh Dầu Hoa Hồi Là Gì?

Tinh Dầu Hoa Hồi Là Gì?
Tinh Dầu Hoa Hồi Là Gì?

Hồi – hay còn được gọi là Pimpinella anisum là một loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa tán, có nguồn gốc từ các vùng Đông Nam Á và đông Địa Trung Hải.

Hồi đã có từ rất lâu, có thể là từ trước Công nguyên, chính xác hơn là thời Kinh Thánh. Bởi lẽ nó được đề cập đến trong cả sách phúc âm của Lu-ca và Mác.

Nhưng mãi đến thời kì Phục hưng, người ta mới biết đến cách dùng hoa của cây Hồi để chiết xuất thành tinh dầu. Tinh dầu hoa Hồi có tên tiếng Anh là Star Anise Essential Oil, là thành phẩm sau khi đun nóng và lọc lấy tinh dầu nguyên chất từ hoa hồi phơi khô.

Tinh dầu hoa Hồi có màu vàng ánh, có độ óng và sánh. Mùi hương của tinh dầu Hồi đặc trưng giống tinh dầu Quế.

Xem thêm:

Tinh Dầu Hoa Hồi Dùng Để Làm Gì?

Tinh Dầu Hoa Hồi Có Tác Dụng Gì?
Tinh Dầu Hoa Hồi Có Tác Dụng Gì?

Tinh dầu hoa Hồi có chứa hàm lượng trans-anethol cao, bên cạnh đó còn có hơn 20 hoạt chất khác nhau. Tinh dầu có tính ấm, vị đắng, có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe và hữu ích trong đời sống. Dưới đây là những tác dụng chủ yếu của tinh dầu hoa Hồi mà bạn nên biết:

Thư giãn cơ bắp

Để quan sát diễn biến, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tinh dầu hoa Hồi trên các chuỗi khí quản của chuột lang cô lập để đánh giá phản ứng của các cơ khí quản với ứng dụng. Và kết quả cho thấy tinh dầu này có tác dụng thư giãn đáng kể.

Nghiên cứu này đã chứng minh một phản ứng giãn phế quản. Nói cách khác, nếu sử dụng tinh dầu hoa Hồi thì hô hấp có thể được cải thiện trong trường hợp đường thở bị viêm hoặc tắc nghẽn.

Chống nấm, kháng khuẩn

Nhiễm nấm tại chỗ gây khó chịu và khó xử lý, đồng thời nấm men toàn thân có thể tàn phá cơ thể. Tinh dầu hoa Hồi có hiệu quả chống lại các vấn đề về nấm, bao gồm cả nấm Candida albicans.

Hồi còn là một trong những loại tinh dầu có lợi ích khác biệt khi có khả năng chống lại vi khuẩn trong cơ thể. Một nghiên cứu năm 2008, tinh dầu Hồi đã chứng minh được lợi ích kháng khuẩn tăng lên khi kết hợp với tinh dầu cỏ xạ hương, và được xem là một trong những chất kháng khuẩn được yêu thích nhất hiện nay.

Tác dụng chống oxy hóa

Nhiều nghiên cứu sơ bộ đã chứng minh các đặc tính chống oxy hóa hoa Hồi. Hồi rất có ích trong việc giảm stress oxy hóa trong bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim. Cụ thể, tinh dầu hồi có thể trực tiếp ngăn chặn quá trình oxy hóa các hạt LDL xấu trong cơ thể con người.

Giảm đau khớp

Tinh dầu hoa Hồi có thể giúp giảm thấp khớp và đau khớp bằng cách kích thích lưu thông máu và giảm cảm giác đau ở các vùng bị ảnh hưởng.

Thông thoáng mũi họng

Tinh dầu này có thể rất hiệu quả trong việc làm sạch tắc nghẽn trong phổi và đường hô hấp đối với các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính…

Hỗ trợ tiêu hóa

Tính chất này hoa hồi có thể rất có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Người ta thường nhai hạt hồi, dùng các món tráng miệng có chứa hạt hồi, hoặc uống một cốc nước ấm có nhỏ vài giọt tinh dầu Hồi để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là sau bữa tiệc hoặc bữa ăn nhiều chất.

Điều trị rối loạn hô hấp

Tinh dầu hoa Hồi có thể làm lỏng chất nhầy hoặc đờm tích tụ trong phổi và đường hô hấp. Giúp giảm ho, nặng ngực, khó thở, hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn và các rối loạn hô hấp khác. Người ta thường xông hương để làm long đờm.

Có tác dụng an thần

Tinh dầu hoa Hồi được sử dụng như một loại thuốc an thần để điều trị lo âu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, tức giận và áp lực cũng như các triệu chứng như mất ngủ. Tác dụng này dựa trên cơ chế an thần và thư giãn của nó. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng với liều lượng cao, lưu ý các tác dụng gây mê của tinh dầu Hồi.

Kích thích các cơ quan

Tinh dầu Hồi có đặc tính giúp kích thích tuần hoàn, giảm bệnh thấp khớp và viêm khớp. Kích thích tiết các enzym và hormon, do đó thúc đẩy toàn bộ quá trình trao đổi chất. Và cuối cùng, nó có thể kích thích hệ thống thần kinh và não bộ để chúng ta hoạt động cũng như tỉnh táo hơn.

Chống viêm loét dạ dày

Một nghiên cứu trên động vật ghi nhận rằng tinh dầu hoa Hồi có thể làm giảm tiết axit trong dạ dày, giúp ngăn ngừa sự hình thành của vết loét dạ dày và bảo vệ các tế bào chống lại thương tổn.

Xem thêm:

Tinh Dầu Hoa Hồi Dùng Để Làm Gì?

Tinh Dầu Hoa Hồi Dùng Để Làm Gì?
Tinh Dầu Hoa Hồi Dùng Để Làm Gì?

Sử dụng trong ẩm thực

Nếu yêu thích mùi hương của tinh dầu Hồi, bạn có thể thêm một vài giọt vào món tráng miệng và đồ uống. Nó rất hợp khi dùng trong bánh quy, bánh ngọt và bánh mì. Bên cạnh đó còn có thể dùng cho hải sản, xúc xích, cà ri Ấn Độ…

Chưa hết, bạn nên dùng thêm trong đồ nướng. Hồi thường được sử dụng trong các món nướng như bánh quy Ý, bánh pizza và bánh giò Đức.

Đối với đồ uống có cồn: Hồi được sử dụng để tạo hương vị cho các loại rượu từ khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn như Absinthe, Anisette, Pastis, Sambuca, Pernod, Arak, Raki và Ouzo.

Khi dùng trong nấu ăn, bạn bắt đầu nhỏ từng giọt và dần dần tạo hương vị, vì tinh dầu Hồi rất mạnh và giữ mùi hương rất lâu.

Dùng làm nước súc miệng

Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu Hồi vào nước ấm và sử dụng như một loại nước súc miệng để điều trị hôi miệng.

Massage với tinh dầu Hồi

Thêm một vài giọt tinh dầu hoa Hồi vào kem xoa bóp hoặc kem dưỡng da của bạn để giúp làm dịu các cơ bị đau và nhức.

Tạo mùi hương tự nhiên

Có thể thêm tinh dầu Hồi vào bất kỳ sản phẩm làm đẹp tự chế nào của bạn để có mùi hương dễ chịu.

Dùng với trà

Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng uống một tách trà có chứa hoa Hồi hoặc tinh dầu Hồi sẽ giúp làm giảm ho và khó ngủ ở những người bị hen suyễn, dị ứng, táo bón.

Giúp loại bỏ chấy trong tóc

Dùng một bình xịt có chứa tinh dầu Hồi, dầu Dừa và dầu Ngọc lan tây lên da đầu sẽ giúp loại bỏ chấy. Tác dụng của thuốc xịt kết hợp này tương đương với thuốc xịt có chứa các hóa chất permethrin, malathion, piperonyl, butoxide và isododecane.

Pha với nước để uống

Pha 1- 2 giọt tinh dầu Hồi vào nước để uống hằng ngày rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa và phòng chống bệnh. Ngoài ra nó còn giúp giảm nhẹ những cơn đau và sự khó chịu. Để đạt được hiệu quả tối đa của tinh dầu Hồi khi uống thì bạn cần pha loãng tinh dầu với nước ấm.

Dùng để xông

Bạn cho 3-4 giọt tinh dầu Hồi vào chậu nước nóng dùng để xông mũi, 1 tuần xông 1-2 lần. Sẽ rất hiệu quả trong việc phòng tránh cũng như điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Xông mặt với tinh dầu Hồi 1-2 lần mỗi tuần cũng sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi tích tụ. Tuy nhiên, không nên xông mặt quá nhiều sẽ khiến da bị mỏng và yếu, dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài.

Trị cảm mạo, phong hàn

Thoa một vài giọt tinh dầu Hồi lên các vùng như bụng, gan bàn chân, khuỷu tay… để làm ấm cơ thể. Lưu ý tránh các vùng có vết thương hở.

Pha nước tắm

Có thể pha 3 đến 4 giọt tinh dầu Hồi vào bồn tắm để ngâm mình giúp khử trùng và làm sạch sâu làn da, phòng ngừa các vấn đề về da.

Xem thêm:

Tác Dụng Phụ Của Tinh Dầu Hồi Và Những Lưu Ý

Tác Dụng Phụ Của Tinh Dầu Hồi Và Những Lưu Ý
Tác Dụng Phụ Của Tinh Dầu Hồi Và Những Lưu Ý

Một số phản ứng có thể xảy ra như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, thở khò khè hoặc khó thở. Dị ứng nghiêm trọng với tinh dầu Hồi có thể gây ra phù phổi – một tác dụng phụ đe dọa tính mạng do chất lỏng tích tụ trong phổi. Ăn tinh dầu hồi cũng có thể gây co giật ở một số người.

Ngoài ra, đặc tính giống Estrogen của hoa Hồi có thể gây nhạy cảm với hormone như lạc nội mạc tử cung…

Tinh dầu Hồi tương đối an toàn đối với người sử dụng nếu đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Nếu có tiền sử về các loại bệnh thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Nếu bạn đang mang thai, bị động kinh, bị tổn thương gan, hoặc có bất kỳ vấn đề y tế nào khác, chỉ sử dụng tinh dầu dưới sự hướng dẫn thích hợp của chuyên gia trị liệu bằng hương thơm có chuyên môn.
  • Vì tinh dầu nhạy cảm với nhiệt độ cao do đó không ra ngoài ánh nắng mặt trời ngay sau khi thoa tinh dầu lên da.
  • Không được sử dụng tinh dầu khi chưa được pha loãng, bởi nồng độ tinh dầu cao dễ gây kích ứng da, mẩn đỏ, sưng tấy.
  • Có thể gây một số tác dụng phụ cho bà bầu như khó chịu, đau đầu, buồn nôn.
  • Không để tinh dầu rơi vào mắt hoặc vết thương hở.
  • Kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với các thành phần của tinh dầu hay không bằng cách thoa một ít tinh dầu lên mu bàn tay của bạn.
  • Để tinh dầu tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không nên đặt các loại tinh dầu nói chung và tinh dầu Hồi nói riêng ở bất cứ đâu gần miệng hoặc những nơi khác mà nó có thể xâm nhập vào cơ thể, chẳng hạn như mắt, tai, hậu môn hoặc âm đạo.

Trên đây là những tác dụng và tinh dầu hoa Hồi dùng để làm gì trong cuộc sống cũng như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Hi vọng qua bài viết này, Ai sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về loại tinh dầu thiên nhiên đặc biệt này.

Bình chọn bài viết

Trung bình phiếu 5 / 5. Tổng phiếu: 489

Bình luận bài viết (0 bình luận)