52 lượt xem
Con người rất cần sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Việc tăng cường sức đề kháng là một trong những cách hiệu quả để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Vậy cụ thể sức đề kháng là gì? Vai trò của nó ra sao? Cùng gani.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Danh Mục
Sức đề kháng của cơ thể được hiểu là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người. Những tác nhân gây hại có thể kể đến như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…. xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh lý phổ biến như cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt vi rút….
Nếu sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi hơn và sẽ làm tăng lên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Trong y khoa, sức đề kháng được chia thành 2 loại, cụ thể là:
Sức đề kháng tự nhiên là sức đề kháng bẩm sinh đã có trong cơ thể, bao gồm các hàng rào vật chất để có thể ngăn cách giữa bên ngoài và bên trong cơ thể giúp bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng tự nhiên phải kể đến như:
Theo nghiên cứu, sức đề kháng tự nhiên được hình thành ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, lúc này trẻ đã nhận đề kháng trực tiếp từ cơ thể mẹ truyền sang thông qua nhau thai. Ở vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ được xác định là giai đoạn mẹ truyền nhiều kháng thể nhất cho trẻ để có thể chuẩn bị lớp phòng vệ trước khi ra đời. Sau khi được sinh ra, sức đề kháng vẫn còn được duy trì thông qua sữa mẹ.
Sức đề kháng tự nhiên sẽ có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ cơ thể con người, tuy nhiên theo thời gian với sự tác động của các yếu tố bên ngoài sức đề kháng tự nhiên sẽ yếu và thậm chí là mất đi.
Sức đề kháng thu được là loại sức đề kháng chỉ phát sinh khi cơ thể có nhu cầu và cũng chỉ xuất hiện khi có tác động trực tiếp từ bên ngoài.
Sức đề kháng thu được bao gồm các kháng thể được sinh ra để trung hòa các kháng nguyên từ việc sử dụng các vitamin tổng hợp, chế phẩm tăng sức đề kháng, vacxin…
Sức đề kháng thu được được xác định thường có sau khi tiêm các loại vacxin phòng bệnh hoặc kích hoạt các chức năng của sức đề kháng tự nhiên.
Đặc điểm của sức đề kháng thu được là thường chỉ duy trì hiệu quả trong một thời gian ngắn và hạn chế về phạm vi khả năng phòng bệnh[1]
Sức đề kháng được coi là cơ chế tác động trực tiếp đến hệ thống miễn dịch và được coi là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, những tác nhân khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm.
Những tác nhân này thường có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng của sức đề kháng được diễn ra như sau:
Sức đề kháng khiến cơ thể có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập.
Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ này rất phức tạp, có thể ngăn chặn được các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
Con người được sinh ra với sức đề kháng và hệ miễn dịch nhất định, song chúng sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Khi con người thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một bức tường được coi là lá chắn từ trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và từ đó hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai.
Việc đưa ra những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể để tạo điều kiện cho sức đề kháng có thể chiến thắng và tạo ra những kháng thể trong hệ miễn dịch giúp ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.
Như vậy bài viết đã gửi đến bạn những kiến thức về sức đề kháng là gì? Cũng như những thông tin chi tiết về sức đề kháng. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, bạn hãy truy cập Website: gani.vn để được tư vấn miễn phí.