Húng quế là một loại thảo mộc xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài vai trò là làm gia vị trong ẩm thực thì húng quế còn cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe. Vậy rau húng quế có tác dụng gì?

Rau Húng Quế Là Gì?

Rau Húng Quế Là Gì?
Rau Húng Quế Là Gì?

Húng quế là một loại húng tây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, chính xác hơn là ở Ấn Độ. Tên gọi khác của loại cây này là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái….và tên khoa học là . Húng quế là cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Hùng quế là cây thân thảo mọc hàng năm, có chiều cao từ 40-50 cm. Thân cây nhẵn mịn, màu tím và không có lông. 

Thảo mộc này có lá hình xoan, mọc đối, chồi hay đâm ra từ nách lá. Lá thường có màu xanh, hoặc đôi khi là màu tím đen nhạt. Mặt trên lá bóng còn mặt dưới nhạt hơn, mép nguyên hoặc hơi khía càng. Phần cuống lá tương đối dài. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm hoặc phân nhánh. Rễ cây mọc lông, lan ra khắp mặt đất. 

Lịch Sử Của Cây Húng Quế

Húng quế đã được sử dụng từ rất lâu đời, không chỉ trong ẩm thực mà nó còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ở Ai Cập cổ đại, húng quế có thể được sử dụng như một loại thảo mộc để ướp và bảo quản vì nó đã được tìm thấy trong các lăng mộ và xác ướp.

Có lẽ vì các công dụng ướp xác của nó nên húng quế cũng là một biểu tượng của tang tóc ở Hy Lạp, nơi nó được gọi là basilikon phuton.

Húng quế cũng được dùng trong các loại thuốc truyền thống cổ đại như Ayurveda, hệ thống y học cổ truyền của Ấn Độ cổ đại bên cạnh các dược liệu truyền thống khác.

Nguồn Gốc Của Cây Húng Quế

Húng quế bắt đầu được trồng cách đây khoảng 5000 năm ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và châu Á nhiệt đới. Một số tài liệu đã cho rằng từ những năm 807 trước Công nguyên thì cây Húng quế đã xuất hiện ở khu vực Hồ Nam, Trung Quốc.

Từ châu Á, húng quế đi khắp thế giới. Đầu tiên là di cư đến Trung Đông nhờ những người buôn bán gia vị, ở những nước có khí hậu lý tưởng như Iran và Ai Cập. Sau đó vào khoảng năm 350 trước Công nguyên ở Hy Lạp và Ý. Và cuối cùng là sau thế kỷ XVI thì húng quế đã xuất hiện ở Anh và Mỹ. 

Ý Nghĩa Của Cây Húng Quế

Húng quế cũng mang ý nghĩa biểu tượng của văn hóa. Trong dân gian của người Do Thái, húng quế được cho là có tác dụng bổ sung sức mạnh khi nhịn ăn. Ở Bồ Đào Nha, cây húng quế là một phần của món quà dành tặng cho người yêu vào những ngày lễ tôn giáo nhất định. Trong khi ở Hy Lạp cổ đại, húng quế tượng trưng cho sự thù hận. 

Ấn Độ, loại thảo mộc này được coi là một vị thần bảo vệ mạnh mẽ. Họ trồng nó xung quanh các ngôi đền và đặt nó cùng bên cạnh người chết để bảo vệ ở thế giới bên kia.

Ở Crete, húng quế được coi là biểu tượng của ma quỷ. Họ đặt loại thảo mộc này trên bệ cửa sổ để giúp xua đuổi tà ma xú uế.

Húng quế cũng từng được cho là có ý nghĩa tượng trưng cho sự trong trắng. Nếu cây húng quế héo trong tay một người phụ nữ, cô ấy được coi là không trinh tiết… Đây chỉ là một vài ví dụ về ý nghĩa của loại thảo mộc quen thuộc này.

Xem thêm:

Các Loại Rau Húng Quế

Các Loại Rau Húng Quế
Các Loại Rau Húng Quế

Có khá nhiều loại húng quế khác nhau trên thế giới. Một số loại có thì màu đỏ hoặc tím, và mỗi loại có hương vị riêng biệt. Húng tây hay húng quế ngọt là loại phổ biến và thông dụng nhất.

Húng quế Thái Lan cũng được yêu thích trong nhiều công thức nấu ăn vì hương vị giống như hoa hồi. Nó được phân biệt với húng quế ngọt bởi thân màu tím và lá cây cứng cáp hơn. 

Các loại khác được đặt tên theo cách ngửi, nguồn gốc hoặc mùi vị của chúng, chẳng hạn như húng chanh, húng quế, húng quế cay, húng long não, húng lông, húng Mỹ, húng quế Peru, húng quế châu Phi…

Thành Phần Hóa Học Trong Cây Húng Quế

Thành Phần Hóa Học Trong Cây Húng Quế
Thành Phần Hóa Học Trong Cây Húng Quế

Húng quế chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, trong đó có chứa nhiều acid amin quan trọng như: Tryptophan, methionine, leucine. Trong (60%), , estragol methyl-chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác. 

Húng quế chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như các chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin, beta-carotene và beta-cryptoxanthin. Nhiều lợi ích sức khỏe của húng quế đến từ những chất chống oxy hóa này.

Xem thêm:

Tác Dụng Của Cây Húng Quế

Tác Dụng Của Cây Húng Quế
Tác Dụng Của Cây Húng Quế

Những lợi ích sức khỏe của húng quế bao gồm:

Chống oxy hóa

Húng quế chứa các chất chống oxy hóa. Húng quế ngọt có chứa một hợp chất gọi là , và húng chanh có chất . Những chất chống oxy hóa này cùng với những chất khác như và beta-carotene, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể – một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tổn thương tế bào và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau, bao gồm bệnh tim, viêm khớp…

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Thêm húng quế vào chế độ ăn có thể giúp giảm lượng đường trong máu cao. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên chuột mắc bệnh tiểu đường, chiết xuất húng quế đã thật sự chứng minh được tác dụng điều chỉnh glucose của mình. Húng quế cũng có thể hữu ích trong việc điều trị các ảnh hưởng lâu dài do bệnh tiểu đường gây ra.

Ngăn ngừa bệnh tim

Chất eugenol trong húng quế có thể ngăn chặn các kênh calci, giúp giảm huyết áp. Chiết xuất tinh dầu từ thảo mộc này có thể giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính. Húng quế cũng chứa magie, có thể giúp cải thiện lưu lượng, cải thiện khối lượng tuần hoàn bằng cách cho phép các cơ và mạch máu thư giãn.

Các bệnh về thần kinh

Húng quế là một loại thảo mộc phổ biến trong y học Ayurvedic. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có nhiều lợi ích, bao gồm cả việc cải thiện sức khỏe tinh thần. Nó có các hợp chất có thể giúp giảm bớt lo lắng và trầm cảm, tăng khả năng suy nghĩ và giảm nguy cơ mất trí nhớ do tuổi tác.

Chống viêm, kháng khuẩn

Thành phần hóa học của húng quế bao gồm eugenol, linalool và citronellol, có thể giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể. Các đặc tính chống viêm này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp. bệnh tim và các vấn đề về ruột.

Húng quế còn có đặc tính kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn ở những người bị nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, bụng và da.  

Làm giảm đờm

Lá húng quế giúp làm long đờm rất hiệu quả. Nó cũng có thể giúp giảm ho do viêm phế quản dị ứng, hen suyễn và bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan. Hầu hết tất cả các bộ phận của cây húng quế như hạt, lá và rễ đều có giá trị y học và được sử dụng cả bên trong lẫn bên ngoài. 

Làm dịu cổ họng

Từ xa xưa, húng quế đã được dùng để chữa đau họng, ho và cảm lạnh. Theo một nghiên cứu, Adaptogen trong lá cây này là một chất giúp chống lại tác động của căng thẳng trong cơ thể. Húng quế giúp cơ thể và tâm trí giảm bớt những loại căng thẳng thần kinh khác nhau, về cả thể chất và cảm xúc.

Bảo vệ tổn thương gan

Một năm 2015 ở chuột kết luận rằng chất chống oxy hóa trong chế phẩm dạng bột chứa húng quế có tác động tích cực đến sức khỏe gan. Để chứng minh thì các nhà khoa học đã thử nghiệm bằng cách bôi loại bột này sau khi sử dụng chất độc gây tổn thương gan. Kết quả thật đúng như mong đợi!

Chống lão hóa da

Húng quế có các đặc tính giúp bảo vệ da khỏi một số tác động của quá trình lão hóa. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã áp dụng chiết xuất húng quế vào các mô hình da trong phòng thí nghiệm. Các kết quả cho thấy rằng chiết xuất húng quế trong các loại kem bôi da có thể cải thiện quá trình dưỡng ẩm cho da, làm giảm độ thô ráp và nếp nhăn.

Xem thêm:

Cách Sử Dụng Lá Húng Quế

Cách Sử Dụng Lá Húng Quế
Cách Sử Dụng Lá Húng Quế

Cách 1: Dùng một ấm trà hoặc nồi cách nhiệt, kết hợp nước sôi nóng và 6-8 lá húng quế tươi. Đậy nắp và để đến nhiệt độ phòng. Đặt trong tủ lạnh trong một giờ. Sau đó dùng kèm với nước chanh tươi và một ít lá húng quế tươi. Bạn uống nóng hoặc ấm 3-4 cốc mỗi ngày. Thực hiện đều đặn trong 2-4 ngày thì cơn ho sẽ dần giảm bớt.

Cách 2: Chuẩn bị 20 lá húng quế tươi, 5 quả quất xanh, 1 ít đường phèn. Rửa sạch lá húng quế và quất xanh và xay nhuyễn. Sau đó cho đường phèn vào và hấp cách thủy 20 phút với lửa nhỏ. Dùng để uống liên tục 1-2 lần mỗi ngày.

Dùng để chữa cảm sốt

Nhờ vị cay, tính ấm nên lá húng quế có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt. Dân gian dùng lá quế để nấu canh nóng bồi bổ cho người bệnh như: Canh gà lá húng quế,… để làm dịu nhiều kiểu sốt khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Dùng trong nấu ăn

Với vai trò là một loại rau gia vị, chắc hẳn rau húng quế sẽ ít nhiều xuất hiện trong bữa cơm gia đình. Một vài món ăn có thể dùng lá húng quế như cơm chiên lá quế, lẩu gà lá é, mực tươi xào húng quế, bún bào ngư xào xì dầu lá húng quế, sườn xào chua ngọt, nghêu hấp lá quế, ốc hương hấp sả và húng quế, cá chốt kho lá quế…

Dùng trong làm đẹp

Cách 1: Lấy 1 nắm lá húng quế tươi, 1 chén nước sôi. Bạn ngâm lá húng quế trong nước sôi khoảng 10-20 phút. Sau đó vớt bỏ lá và để nguội. Thoa dung dịch lên vùng da cần điều trị với một miếng bông gòn trắng và sạch. Bảo quản dung dịch trong tủ lạnh và nhớ vứt bỏ khi dung dịch trở nên đục.

Lưu ý nên dùng lá húng quế tươi trong trường hợp này để giữ được những dưỡng chất cần thiết.

Cách 2: Chăm sóc tóc

Cho lá húng quế vào một cái chảo nóng, nướng nhanh và xay ra thành bột. Tiếp đó trộn đều với dầu oliu thành một hỗn hợp sệt và bôi lên da đầu và tóc. Nhẹ nhàng xoa bóp da đầu để có thể thẩm thấu dễ dàng hơn. 

Để nguyên tóc khoảng 1 giờ và gội đầu lại với dầu gội đầu và nước sạch. Bạn nên làm mặt nạ ủ tóc này hai lần một tuần để mái tóc dày và khỏe nhanh hơn.

Dùng để chữa sỏi thận

Loại rau này còn trị được sỏi thận. Trong trường hợp bị sỏi, uống thường xuyên hỗn hợp nước ép lá húng quế hòa với mật ong trong 6 tháng sẽ giúp trục xuất những viên sỏi thông qua đường tiết niệu.

Bài viết trên Gani đã chia sẻ với bạn những kiến thức bổ ích về cây rau húng quế. Hy vọng những công dụng này sẽ giúp ích được nhiều trong cuộc sống của bạn nhé!

Bình chọn bài viết

Trung bình phiếu 5 / 5. Tổng phiếu: 264

Bình luận bài viết (0 bình luận)