3 Cách Phân Biệt Bạc Hà Và Rau Húng Dễ Như Ăn Kẹo
1034 lượt xem
Thực tế, bạc hà và rau húng thường bị nhiều người nhầm lẫn với nhau. Dĩ nhiên đứng trước mùi vị và hình dạng bên ngoài, nếu không có sự so sánh thật tỉ mỉ, rất khó để phân biệt được đâu là bạc hà và đâu mới là húng quế. Đừng lo, trong bài viết dưới đây gani.vn sẽ chỉ cho bạn từng cách phân biệt bạc hà và rau húng nhanh chóng.
Rau Húng Lủi Là Rau Gì?
Rau húng lủi hay còn được biết đến húng nhủi, rau húng, húng bạc hà, húng lá là một loại thảo mộc hoang dã, phát triển nhanh thân rễ mọc thành chùm dưới lòng đất.
Lá rau húng lủi tương đối nhỏ, thuôn dài, mép lá hình răng cưa và có mùi thơm đặc trưng.
Rau húng lủi có tên khoa học là Mentha aquatica, có mùi thơm đặc trưng
Tên khoa học: Mentha aquatica.
Rau húng lủi là một loại rau dùng làm gia vị ăn sống trong các bữa ăn gia đình, loại cây này sinh trưởng tốt và rất dễ trồng. Bạn có thể trồng rau trông chậu ngay trước sân nhà.
Ngoài làm thực phẩm húng lủi còn có thể dùng làm thảo dược tự nhiên phòng chống nhiều bệnh tật.
Bạc Hà Và Rau Húng Lủi Có Phải Là Một Cây Không?
Bạc hà và rau húng lủi là hai loại cây khác nhau, nhưng chúng đều thuộc chi Bạc hà (danh pháp Mentha), họ Hoa môi (Lamiaceae).
Cây bạc hà có tên khoa học là Mentha avensis, còn húng lủi có tên khoa học là Mentha Aquatica.
Hai loại rau này tuy có đặc điểm bên ngoài khá giống nhau nhưng có công dụng và mùi vị hoàn toàn khác nhau.
Phân Biệt Bạc Hà Và Rau Húng Lủi
- Dựa vào hình dạng cây
Thông thường, cây húng có xu hướng mọc hoang dại, sức sống bền bỉ, rễ cây húng là loại rễ chùm mọc dưới đất hoặc ngang thân. Trong khi cây bạc hà có nguồn gốc từ châu Âu và Trung Đông, cao khoảng 60 – 80 cm, thân cây vuông vắn, phủ nhiều lông tơ toàn thân.
- Dựa vào lá cây
Lá cây bạc hà có dạng thon dài khoảng 3 – 5 cm, xung quanh mép có răng cưa, nhìn kỹ sẽ thấy nhiều lông tơ nhỏ phủ bên trên. Lá bạc hà thường mọc đối xứng nhau. Còn lá rau húng có kích cỡ nhỏ hơn so với lá bạc hà.
- Dựa vào mùi vị
Phân biệt bạc hà và rau húng: Hương thơm the mát, cay lạnh của bạc hà nhiều hơn so với mùi hương tỏa ra từ rau húng.
Các Loại Rau Húng
Rau húng được chia thành bốn loại cơ bản sau đây:
Húng tây
Húng tây có tên tiếng Anh là Sweet basil. Người Hy Lạp xưa rất yêu thích và sử dụng húng nhiều trong đời sống, họ gọi húng tây bằng danh từ mỹ miều là “basilikon – đế vương”. Húng tây được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, người ta thường thu hoạch nó vào mùa hè.
Bên cạnh công dụng làm gia vị chế biến món ăn, tăng thêm phần đặc sắc cho ẩm thực, húng tây còn được điều chế làm tinh dầu có hương the mát, ngọt dịu, đem lại giá trị lớn đối với sức khỏe nhan sắc và tinh thần.
Húng quế
Cây húng quế thuộc loài cây thân thảo, có tên khoa học là Ocimum basilicum L. Lá húng quế có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng vị quế, màu xanh thẫm ẩn chút tía, và mọc thành cụm. Lá và ngọn cây húng quế thường được dùng làm rau ăn kèm với các món bún bò, bún riêu, bún chả,…
Ngoài ra, việc bổ sung lá húng quế còn mang đến nhiều lợi ích như tăng hấp thu ở dạ dày, lợi tiểu, giảm đau, hạn chế đổ mồ hôi, trị nhức đầu, chứng bụng, đầy hơi, khó tiêu,, chữa kinh nguyệt không đều,…
Húng chanh
Cây húng chanh có tên khoa học là Coleus aromaticus Lour. Thân húng chanh có màu xanh nhạt, lông mịn phủ kín, chiều cao trung bình là 20-50cm. Sở dĩ người ta gọi nó là húng chanh bởi vì nó tỏa ra hương thơm vừa cay vừa giống với mùi quả chanh. Phần lá húng chanh dày, khá cứng, cũng màu xanh nhạt và có viền răng cưa.
Thông thường người ta dùng lá húng chanh làm rau thơm ăn trực tiếp hoặc chiết xuất tinh dầu để xông nhà. Theo nghiên cứu, tinh dầu húng chanh có chứa hàm lượng lớn các carvacrol – một hoạt chất cho khả năng cản trở sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Từ đó làm thuyên giảm ho, hen suyễn, viêm họng một cách đáng kể.
Mặt khác, trong Đông y, lá húng chanh còn được dùng làm vị thuốc chữa bệnh, điều trị rết, bọ cạp cắn bằng cách giã nát đắp trực tiếp, sắc thành thuốc hoặc xông hơi.
Húng lủi
Cây húng lủi có tên khoa học là Mentha crispa L. Cây thuộc loài thân thảo, rễ mọc thành chùm dưới đất. Húng lũi rất dễ trồng và chăm sóc ở bất cứ đâu. Tương tự như các loại rau húng trên, bản thân húng lủi cũng có giá trị cao trong ẩm thực và chữa bệnh. Điểm cộng ở loài cây này còn kể đến là khả năng xua đuổi ruồi muỗi, công trùng hiệu quả.
Các Loại Cây Bạc Hà
Cây bạc hà cũng là loài cây ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như làm giảm các bệnh rối loạn tiêu hóa, cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi, lo lắng, trị cảm cúm, giúp hơi thở thơm mát. Đặc biệt bạc hà còn có thể ngăn ngừa tình trạng nứt núm vú cực tốt cho mẹ bầu sau sinh.
Bạc hà được chia thành 5 loại phổ biến sau:
Bạc hà Á
Loại bạc hà này có tên khoa học là Mentha arvensis. Bạc hà Á thuộc giống cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 10–60cm. Các lá khá dài, hẹp, mọc đối xứng nhau, bên trên có lông mịn, viền lá có răng cưa thô. Hoa bạc hà Á có sắc tím nhạt độc đáo.
Bạc hà Âu
Điểm đặc trưng ở Bạc hà Âu chính là sở hữu một lượng tinh dầu bạc hà có chứa menthol vô cùng lớn, có lẽ vì thế mà toàn thân cây thường phát ra mùi thơm hắc hắc. Cây được lai tạo tự nhiên giữa Mentha aquatica và Mentha spicata, độ cao thường thấy là 30– 50cm, rễ mọc từ các đốt. Lá có dạng hình trứng, màu xanh đậm, hoa có kích cỡ nhỏ, màu trắng hoặc hồng tím, mọc ra nhiều ở các kẽ lá.
Chocolate Mint
Đúng như tên gọi của nó, cây Chocolate Mint có hương thơm mùi socola rất kỳ lạ và cuốn hút, thường được ứng dụng để chế biến món ăn hay thức uống.
Catmint
Catmint có mùi tương tự như thuốc bắc, loài mèo rất yêu thích hương thơm này.
Peppermint
Peppermint là giống cây bạc hà lai, phát triển tốt ở khu vực châu Âu và vùng trung Đông. So với các cây cùng loài thì Peppermint chứa ít tinh dầu hơn, mùi hương đúng chuẩn giống như loại kẹo cao su peppermint bạn hay ăn.
Bài viết trên đây là tổng hợp các cách phân biệt bạc hà và rau húng dựa trên hình dạng thân cây, lá cây và mùi vị. Hy vọng các nội dung sẽ có ích cho bạn nhé.
- 30 Công Dụng Của Tinh Dầu Bạc Hà Mà Bạn Chưa Biết
- Cách Làm Tinh Dầu Bạc Hà Tại Nhà Đơn Giản Ai Cũng Làm Được
- 5 Cách Dùng Tinh Dầu Bạc Hà Đuổi Chuột Hiệu Quả Với Mẹo Này