Hoa Phong Lữ: Ý Nghĩa, Cách Trồng, Tác Dụng 2022
30 lượt xem
Hoa phong lữ hay còn gọi là Phong lữ thảo, hoặc Thiên trúc quỳ. Những chậu hoa Phong lữ luôn thu hút những người yêu hoa bởi hình dáng rất đặc biệt. Bên cạnh đó, Phong lữ còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa cùng những công dụng hữu ích mà có thể bạn chưa biết. Bài viết này Gani sẽ giúp bạn tìm hiểu về hoa phong lữ thảo nhé!
Hoa Phong Lữ Là Gì?
Hoa Phong lữ thuộc họ Geraniaceae, chi Pelargonium. Đây là loại cây thân thảo đến thân gỗ, có lá dày, có hình dạng khác nhau, từ tròn, xẻ thùy đến xẻ sâu. Hoa mọc thành từng chùm ở đầu cuối, có nhiều màu khác nhau từ trắng đến hồng phớt đến đỏ đậm và tím.
Phong lữ thảo có nguồn gốc từ Nam Phi, nơi có hơn 250 loài cây hoang dã vẫn còn phát triển. Những cây phong lữ đầu tiên đã không đến châu u cho đến thế kỷ 17.
Có truyền thuyết về loài hoa này kể rằng, một đấng tiên tri người Ả Rập – Mohammed một lần phơi áo trên một luống hoa cẩm quỳ. Những bông hoa ấy liền đỏ rực lên, bừng sáng vì hãnh diện và nó không bao giờ mất đi sắc đỏ đó, nên ngài đặt tên hoa đó là Phong lữ thảo.
Có hai loại Phong lữ: Phong lữ thảo đứng và Phong lữ thảo rủ. Với loài Phong lữ đứng, cây được trồng lâu năm, thân dần hóa gỗ, cao trên dưới nửa mét. Cành nâng đài hoa vươn lên cao.
Còn với loài Phong lữ thảo rủ, lá và chùm hoa tỏa tròn xung quanh mặt chậu, mang nét mềm mại duyên dáng. Loài này thường được treo ở ban công các quán cafe, khách sạn, spa, phòng khách… để trang trí.
Hoa phong lữ thảo nở vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Trong khi một số giống nở hoa trong một thời gian ngắn vào đầu mùa hè, hầu hết các giống đều nở hoa định kỳ trong suốt mùa hè.
Phong lữ thảo (pelargonium) hàng năm nở vào đầu mùa xuân và tiếp tục nở rộ vào mùa thu, thường nở ngay vào đợt sương giá đầu tiên.
Ý Nghĩa Của Hoa Phong Lữ
Từ truyền thống Hồi giáo đến Thiên chúa giáo đến Scandinavia, phong lữ thảo xuất hiện thường xuyên. Biểu tượng hoa phong lữ được liên kết với các vị thần, thánh và nhiều thuộc tính mong muốn.
Hoa phong lữ là biểu tượng của sự thịnh vượng ở Ai Cập, sự trường thọ ở Nhật Bản và sự bất tử ở Trung Quốc.
Trong ngôn ngữ của các loài hoa, phong lữ thảo thật giàu ý nghĩa tượng trưng cho loài hoa. Chúng được cho là sức mạnh của tình yêu, hòa bình, chữa lành, thanh lịch và tâm linh.
Chúng hầu hết đều có các ý nghĩa tượng trưng mong muốn, bao gồm khả năng sinh sản, sức khỏe, niềm vui, sự bảo vệ, sự thất vọng qua đi và tình bạn thực sự.
Hoa phong lữ tượng trưng cho hạnh phúc, sức khỏe tốt. Loài hoa này thường được làm quà tặng tân gia mang lại niềm vui sum vầy cả năm cho gia chủ.
Mặc dù chúng thường gắn liền với những cảm xúc tích cực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong Thời đại Victoria, phong lữ thường được coi là biểu tượng của sự ngu ngốc hoặc điên rồ.
Vì hoa phong lữ thảo có vẻ ngoài đơn giản, nhẹ nhàng nên chúng cũng trở thành biểu tượng của sự khờ khạo. Lý do là bởi vì chiều hướng giai cấp mạnh mẽ của việc làm vườn vào thời điểm đó.
Trồng hoa phong lữ trong chậu (đặc biệt là trên sân thượng) bị gán cho là ‘giai cấp tư sản làm vườn’ và là dấu hiệu của sự ‘thô lỗ và thiếu suy nghĩ về hương vị’. Phong lữ trở thành biểu tượng của nền văn hóa đại chúng công nghiệp.
Xem thêm: Củ Gừng Có Tác Dụng Gì? 12 Lợi Ích Sức Khỏe Tuyệt Vời
Cách Trồng Hoa Phong Lữ
1.Chuẩn bị dụng cụ
Bạn có thể tận dụng vỏ bao xi măng, giỏ treo, bao tải, chậu, khay, thùng xốp…hoặc trồng trực tiếp xuống đất. Lưu ý nếu trồng trong khay thì phải đục lỗ ở dưới đáy để thoát nước.
2. Đất trồng
Đất phải tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng. Để đảm bảo thì bạn có thể mua đất sẵn. Hoặc bạn tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, xơ dừa, vỏ trấu hoặc than bùn, mùn hữu cơ…
3. Các bước trồng cây
Cách 1: Giâm cành
Chọn cây mẹ khỏe mạnh và không bị sâu mọt (nên chọn cành bánh tẻ). Mỗi đoạn hom giâm dài khoảng 10cm, có ít nhất 2 – 3 mầm mắt khỏe. Dùng dao sắc cắt vát 45 độ và cắt bỏ hết phần cuống lá thừa. Bạn có thể giâm trực tiếp vào chậu, vào bầu. Hoặc bạn gieo luống để cho ra rễ, khi nào phát triển thành cây con thì đem trồng vào chậu.
Cách 2: Gieo hạt
Bạn có thể mua hạt ngoài cửa hàng hoặc lấy hạt từ trái sau mùa hoa. Gieo thành hàng, mỗi hàng cách nhau 2cm. Và mỗi hạt trên hàng cách nhau 5cm. Mỗi sáng bạn tưới sương hoặc phủ giấy nilon trong, mục đích là để giữ ẩm. Sau 2 tuần thì mở ra. Khi cây con ra lá đầu thì trồng riêng ra chậu nhỏ.
4. Chăm sóc
Hoa phong lữ không cần quá nhiều nước, do đó bạn chỉ cần tưới 1 đến 2 lần mỗi ngày. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan, cây có thể bị rụng lá nếu không tưới thường xuyên đấy!
Khi cây đã bén rễ hồi xanh tiến hành bón thúc bằng cách tưới 200 ml dung dịch NPK 1% cho mỗi bầu kích thước 18 x 18cm (pha 100g NPK trong 10 lít nước), định kỳ 20 ngày/1 lần.
Xem thêm: 6 Tác Dụng Của Hoa Nhài (Hoa Lài) Với Sức Khỏe
Tác Dụng Của Hoa Phong Lữ
Bên cạnh công dụng trang trí không gian, hoa Phong lữ còn mang lại rất nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là tinh dầu chiết xuất từ hoa Phong lữ. Cùng điểm qua một vài tác dụng của tinh dầu Phong lữ bạn nhé:
1. Trị mụn trứng cá và các vấn đề viêm da
Tinh dầu Phong lữ có các đặc tính kháng khuẩn, chống vi trùng và khử trùng. Các đặc tính này có lợi cho việc giảm mụn trứng cá , kích ứng da và nhiễm trùng da khi bôi tại chỗ.
Đặc tính chống viêm của tinh dầu Phong lữ cũng có lợi cho một số tình trạng viêm nhiễm, bao gồm cả những bệnh ảnh hưởng đến da.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng tinh dầu Phong lữ hứa hẹn là một loại thuốc chống viêm tiềm năng với ít tác dụng phụ.
2. Kích thích tiết Estrogen
Đối với các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh thì sẽ phải đối mặt với không ít những triệu chứng khá khó chịu như mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn…
Tinh dầu Phong lữ tuy không giúp các chị em thoát khỏi tình trạng này nhưng ít nhiều sẽ kích thích Estrogen tuyến nước bọt giúp cân bằng nội tiết để làm dịu đi những triệu chứng liên quan đến sức khỏe do mãn kinh gây ra.
3. Giảm lượng đường trong máu
Một số thí nghiệm cho thấy tinh dầu Phong lữ có tác dụng làm giảm lượng đường đáng kể ở chuột. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng điều này chắc chắn sẽ có tác dụng tương tự đối với cơ thể con người. Bằng chứng cụ thể là ở khu vực Tunisia, tinh dầu Phong lữ đã được sử dụng để làm giảm lượng đường huyết như một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường.
4. Tác dụng với bệnh thoái hóa thần kinh
Nồng độ cao của citronellol, một thành phần của tinh dầu Phong lữ giúp ức chế sản xuất oxit nitric, giảm viêm và chết tế bào trong não.
Theo các nhà nghiên cứu, tinh dầu Phong lữ có thể có lợi cho những người mắc các bệnh thoái hóa thần kinh bao gồm viêm thần kinh.
5. Thư giãn thần kinh, chống trầm cảm
Trị liệu bằng hương thơm ngày càng trở nên phổ biến hơn, ngay cả trong môi trường bệnh viện. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối với những phụ nữ chuyển dạ lần đầu tiên phát hiện ra rằng tinh dầu Phong lữ hít vào có tác dụng làm dịu và có thể giảm bớt sự lo lắng liên quan đến giai đoạn chuyển dạ đầu tiên.
Rất nhiều bằng chứng cũng cho thấy tinh dầu Phong lữ có thể thúc đẩy thư giãn và giảm bớt tâm trạng trầm cảm.
6. Tác dụng tốt lên hệ tuần hoàn
Hoạt chất Cicatrisant có trong tinh dầu Phong lữ giúp lưu thông khí huyết, tăng khả năng kháng viêm giúp đẩy lùi các tình trạng viêm động mạch.
Ngoài ra tinh dầu còn giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, giảm huyết áp đối với những bệnh nhân bị huyết áp cao, điều hòa cholesterol trong cơ thể con người.
Cách Dùng Hoa Phong Lữ
Dưỡng tóc tự nhiên
Sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua công dụng tuyệt vời này. Tinh dầu giúp cân bằng độ dầu trên đầu và tóc, giúp tóc thêm chắc khỏe, mịn màng và suôn mượt hơn. Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình mọc tóc nhờ cung cấp dưỡng chất cho tóc và da đầu.
Cách sử dụng cũng rất đơn giản: dùng 3 giọt tinh dầu Phong lữ, 2 giọt tinh dầu Hoắc hương, 1 muỗng canh dầu Hạnh nhân. Trộn đều rồi thoa lên tóc, mát xa da đầu và tóc của bạn. Để ủ trong một vài giờ trước khi gội lại bằng nước sạch…
Đó chỉ là một trong những cách làm mà Gani gợi ý. Nếu có cách sử dụng nào hay ho mà bạn biết thì hãy cùng chia sẻ nhé!
Làm đẹp da
Chắc chắn rồi! Từ xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã biết cách sử dụng tinh dầu Phong lữ như một nguyên liệu làm đẹp không thể thiếu.
Không chỉ vậy, tinh dầu Phong lữ còn được mệnh danh là tinh dầu của phái đẹp bởi những lợi ích tuyệt vời không thể phủ nhận mà dòng sản phẩm này mang lại. Đặc biệt đối với những chị em đến tuổi trung niên, tinh dầu này còn giúp giảm nếp nhăn do lão hóa da gây ra.
Cách sử dụng: nhỏ 2 giọt tinh dầu Phong lữ vào phần kem dưỡng da hàng ngày của bạn, sau đó trộn đều và cùng thoa lên da thôi!
Massage và tắm
Đây là một phương pháp tuy không mới lạ nhưng vẫn luôn được yêu thích và ưa chuộng. Nhỏ một vài giọt tinh dầu Phong lữ trong dầu massage, hoặc pha loãng trong bồn tắm của bạn sẽ giúp xua tan đi mệt mỏi và căng thẳng khá nhiều.
Ngoài ra còn hỗ trợ các chứng bệnh mãn kinh, bệnh Zona thần kinh, da sần, nấm, phù nề…
Nếu bạn chưa biết tìm mua tinh dầu Phong lữ ở đâu, bạn có thể tham khảo các sản phẩm tinh dầu thiên nhiên tại Gani. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian lại vừa đảm bảo chất lượng.
Gani là đơn vị được nhiều người lựa chọn và tin tưởng. Các sản phẩm đều đã được qua kiểm duyệt. Giá cả và chất lượng sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tốt nhất trong quá trình sử dụng!
Xem thêm: Hoa Oải Hương: Ý Nghĩa, Công Dụng Của Lavender 2022