6 Tác Dụng Của Lá Tía Tô Bất Ngờ Với Sức Khỏe
141 lượt xem
Tía tô là loại rau gia vị được trồng phổ biến ở Châu Á, mang mùi thơm nồng đặc trưng. Tía tô được dùng nhiều trong ẩm thực và y học cổ truyền bởi những công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể những tác dụng của lá Tía tô là gì, cùng GANI tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Lá Tía Tô Là Gì?
Tía tô hay còn gọi là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp, tên khoa học là Perilla frutescens. Lá tía tô trong tiếng Anh là Perilla hay Shiso. “Shiso” là từ mượn tiếng Nhật, thường dùng trong trường hợp chỉ nước tía tô nhiều hơn so với “Perilla”.
Lá Tía tô có hình bầu dục, đầu nhọn. Hơn nữa, lá thường có màu xanh lục với những đốm màu tím nhạt ở mặt dưới. Hình dạng của tía tô là hình răng cưa, thuôn nhọn ở đầu, không cuống, thân cây hình vuông, có lông. Những chiếc lá có mùi thơm nồng, là loại cỏ với thân thảo cùng hương vị của bạc hà, húng quế và hồi.
Lá Tía tô thuộc họ Húng và họ hoa môi, được xác định là có nguồn gốc từ Himalaya đến Đông Nam Á. Tía tô lần đầu tiên được ghi nhận trong một công thức thuốc có từ thời nhà Tống được ghi lại ở một cuốn sách có tên Taiping Huimin Hejiju Fang (được viết vào năm 1110 trước Công nguyên).
Về thành phần hóa học, Tía tô chứa 0,3 – 0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamotene và linalool perillaldehyd. Chất màu trong lá là do este của chất xyanin clorit. Ngoài ra còn có chứa adenine, acginin.
Xem thêm: Cam Bergamot Là Gì? Mọi Thứ Bạn Cần Biết 2022
Tác Dụng Của Lá Tía Tô Với Sức Khỏe
Không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong căn bếp, lá Tía tô còn được biết đến là loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Một số tác dụng của lá Tía tô đã được chứng minh dưới đây:
Dưỡng trắng da, ngăn ngừa lão hóa
Với thành phần ngăn ngừa sự tổng hợp Melatonin và tyrosinase, lá Tía tô được coi là chất tẩy trắng tự nhiên và an toàn, giúp da trở nên trắng sáng, mịn màng.
Ngoài ra Tía tô còn chứa nhiều vitamin A giúp cân bằng sắc tố da, vitamin C thúc đẩy tế bào sản sinh collagen, hoạt chất Flavones hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng lão hóa…Và còn nhiều vi khoáng chất Canxi, Photpho, Magie cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng da hiệu quả.
Trị cảm cúm
Được biết đến là loại dược liệu có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vậy nên Tía tô có rất nhiều ứng dụng trong Đông y, điển hình là điều trị cảm cúm, cảm mạo, phong hàn… Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm lạnh. Thân cành lợi tiêu hóa. Hạt trừ hen, trị ho, giúp long đờm.
Hỗ trợ điều trị gout
Lá Tía tô được chứng minh là có công dụng chữa gout hiệu quả. Thành phần dưỡng chất tự nhiên trong lá Tía tô như tinh dầu limonene, dihydrocumin, Cl – pinen… có khả năng ức chế hoạt động của enzyme Xanthine Oxidase – nguyên nhân hình thành axit uric trong máu. Tuy nhiên, để có thể chữa gout bằng lá Tía tô thành công, bạn cần kiên trì với thời gian lâu dài.
Điều trị mề đay, mẩn ngứa
Theo nghiên cứu, trong lá Tía tô chứa nhiều quercetin, luteolin, acid alpha-lineclic và rosmarinic acid. Những hoạt chất này có khả năng ức chế trực tiếp quá trình sản xuất histamin, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng do bệnh nổi mề đay gây ra.
Bên cạnh đó, vitamin C và các khoáng chất trong Tía tô giúp làm giảm Cytokine – nguyên nhân chính gây viêm nhiễm da.
Tác dụng giảm cân hiệu quả
Có thể nói Tía tô rất tốt trong hỗ trợ giảm cân vì trong lá Tía tô có chứa nhiều chất xơ và tinh dầu thiên nhiên. Những chất này có khả năng trong thải độc tố cũng như mỡ thừa ra khỏi cơ thể, từ đó giúp săn chắc vùng bắp tay, đùi, eo, bắp chân…
Có tác dụng đối với dạ dày
Nhờ những thành phần trong lá gồm flavonoid, acid caffeic, acid rosmarinic…mà Tía tô cũng được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Tía tô giúp tăng cường cơ vùng thực quản dưới, ngăn ngừa acid, chống co thắt, cải thiện nhiều tình trạng đầy hơi chướng bụng…
Đó là một số tác dụng tiêu biểu của lá Tía tô mà bạn nên biết. Ngoài ra Tía tô còn mang nhiều lợi ích khác cực kỳ hữu ích cho sức khỏe như ngăn ngừa bệnh tim, thư giãn tinh thần, trị viêm khớp dạng thấp, hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản…
Xem thêm: Củ Gừng Có Tác Dụng Gì? 12 Lợi Ích Sức Khỏe Tuyệt Vời
3 Cách Dùng Lá Tía Tô
Mang nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, vậy nên không khó hiểu khi Tía tô có nhiều cách dùng đến như vậy. Cùng tìm hiểu xem bên cạnh những cách sử dụng thông thường thì Tía tô còn có những cách dùng thú vị nào khác mà bạn chưa biết nhé!
Dùng trong ẩm thực
Lá tía tô có thể xào với tỏi, xào với bột và trứng, ngâm chua hoặc ướp hoặc dùng làm bì cuốn cơm, cá hồi hoặc thịt nướng.
Một cách sử dụng khác là ướp lá Tía tô trong hỗn hợp nước tương, dầu mè, giấm, tỏi và rất nhiều ớt bột Hàn Quốc. Thành quả là một món ăn kèm chua chua, cay nhẹ mà không tốn nhiều công sức như kim chi.
Món ăn mới lạ mà có thể bạn đã từng nghe qua, đó là lá Tía tô hấp. Cách làm khá đơn giản như sau: Ướp lá Tía tô với nước mắm, tỏi, hành lá, ớt sừng, hành tây, vừng rang, xì dầu, dầu vừng nướng, nước và cho tất cả vào nồi đun. Tắt bếp sau 3 phút. Không nên để quá lâu dẫn đến lá bị dai và nhăn lại.
Đơn giản hơn rất nhiều là bạn có thể thái nhỏ lá Tía tô và ăn cùng với cháo. Món ăn này thường được dùng để giải cảm rất hiệu quả đấy!
Dùng trong Đông y
Bài thuốc an thai:
Trường hợp phụ nữ bị động thai, đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn thì nên dùng bài thuốc Tử tô ẩm: lá Tía tô 8g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đẳng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.
Bài thuốc chữa cảm mạo
Lá Tía tô, nhân sâm, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, gừng khô, tiền hồ mỗi vị 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa trúng độc đau bụng do ăn phải của cá:
Lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn đang nóng.
Dùng để làm đẹp
Cách 1: Mặt nạ lá Tía tô
Lấy 1 – 2 nắm lá tía tô khoảng 100g đem rửa sạch với nước rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút.
Cho lá tía tô vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt.
Tẩy trang, rửa mặt và lau khô
Dùng bông tẩy trang nhúng vào nước lá tía tô rồi thoa đều lên mặt, nhẹ nhàng vùng bị mụn.
Nằm thư giãn khoảng 15 – 20 phút rồi gội sạch với nước.
Áp dụng 1-2 lần / tuần.
Cách 2: Xông hơi với lá Tía tô
Bạn kết hợp thêm sả, chanh cùng lá Tía tô để đạt hiệu quả cao nhất.
Cách làm như sau:
Rửa sạch tất cả các thành phần và lau khô.
Dùng dao đập dập sả.
Đun sôi khoảng 500ml nước rồi cho tất cả các nguyên liệu vào.
Tiếp tục đun khoảng 10 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp.
Đợi vài phút cho nước nguội bớt, trùm khăn lớn lên đầu để xông hơi mặt. Xông hơi khoảng 15 phút để loại bỏ triệt để bụi bẩn còn đọng lại trong lỗ chân lông và các tinh chất trong lá tía tô sẽ thẩm thấu vào da. Sau đó, rửa sạch bằng nước lạnh để đóng các lỗ chân lông. Bạn sẽ bất ngờ trước tác dụng trị thâm của lá tía tô.
Cách 3: Mặt nạ Tía tô và mật ong
Cách làm như sau:
Rửa sạch 1 nắm lá Tía tô.
Cho tía tô và 1 thìa mật ong vào máy xay nhuyễn.
Rửa sạch mặt và đắp mặt nạ tía tô và mật ong trong khoảng 10 đến 15 phút.
Làm sạch bằng nước.
Cách 4: Uống nước lá Tía tô
Phần nước lá tía tô sau khi lọc được xay nhuyễn, thay vì thoa lên mặt, bạn có thể hòa với nước rồi cất vào chai để uống. Uống nước lá tía tô hàng ngày có thể giảm mụn, làm căng da và sáng da khá hiệu quả.
Dùng trong liệu pháp hương thơm
Một chế phẩm rất được ưa chuộng từ lá Tía tô đó chính là tinh dầu. Tinh dầu Tía tô được chiết xuất từ lá của cây Tía tô bằng cách sử dụng phương pháp chưng cất hơi nước. Perillene, linonene, myristicin, beta-caryophyllene, linalool, myristicin, beta-farnesene, citral, l-perillaldehyde, perilla ketaone, rosmarinic acid và perillyl alcohol là những thành phần chính trong tinh dầu lá Tía tô.
Tinh dầu này có chứa các đặc tính chống viêm, chống dị ứng, chống oxy hóa, chống trầm cảm và anxiolytic. Tinh dầu Tía tô có hương thơm nhẹ nhàng, mùi bạc hà và hương gỗ cực kỳ dễ chịu. Nó cũng được sử dụng trong mỹ phẩm cũng như trong ngành công nghiệp nước hoa.
Với tinh dầu Tía tô, bạn có thể sử dụng bằng những cách sau:
Xông hương: Nhỏ vài giọt tinh dầu và nước ấm cho vào máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu để hương thơm lan tỏa khắp căn phòng bạn giúp bạn thư giãn.
Massage: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào dầu nền (Dầu dừa, dầu oliu…) theo tỉ lệ 1:30, sau đó massage theo vòng tròn lên vùng xương khớp bị đau nhức.
Dưỡng da: Nhỏ vài giọt tinh dầu Tía tô vào kem dưỡng da yêu thích, trộn đều và sử dụng hàng ngày. Cách làm này sẽ giúp làn da của bạn căng mịn, ngừa lão hóa hiệu quả.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tía Tô
– Đối với nước Tía tô:
- Không nên uống quá nhiều bởi nó sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.
- Không nên bảo quản nước lá tía tô quá lâu trong tủ lạnh, tối đa 24 giờ đồng hồ. Bởi lẽ càng để lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ bị mất đi tác dụng.
- Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô với liều lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe.
– Đối với tinh dầu Tía tô:
- Tinh dầu Tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần thận trọng khi sử dụng do có thể có tác dụng chống đông máu và khả năng gây độc cho phổi.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên thảo luận về việc sử dụng dầu tía tô với chuyên gia y tế
Bài viết trên đây Gani đã chia sẻ cho bạn tương đối toàn diện những điều bạn cần biết về lá Tía tô, tác dụng cũng như cách dùng của nó. Hẹn gặp bạn ở những bài viết kế tiếp của Gani để có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!