Hoa Nhài Là Gì? Ý Nghĩa, Cách Dùng Và Tác Hại 2022
117 lượt xem
Với vẻ ngoài mong manh cùng sắc trắng tinh khôi, mùi hương thơm mát, hoa Nhài được ví như là biểu tượng của tình yêu và sắc đẹp. Thậm chí trong tiếng Ba Tư, hoa Nhài còn được gọi với cái tên hết sức ý nghĩa – “Yasmine” – tức “món quà của Chúa”. Vậy hoa Nhài là gì? Những điều bạn cần biết về loài hoa này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Hoa Nhài Là Gì?
Hoa Nhài thuộc chi Jasminum, còn có tên tiếng Anh là Jessamine và tên khoa học là Jasminum sambac. Đây là loài hoa có nguồn gốc từ Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Cây thường mọc thành dây leo hoặc thành bụi, cao từ 50 đến 150cm.
Về đặc điểm hình thái, hoa Nhài có lá hình bầu dục, màu xanh nõn. Hoa trắng tinh khôi, từng cánh hoa xếp chồng lên nhau mang hương thơm nồng nàn khó quên.
Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 3 đến 10 bông. Hoa Nhài hầu như nở quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè, đặc biệt vào ban đêm từ 19-20h, hoa tỏa hương rất nồng. Quả nhỏ màu đen, sau khi hoa tàn thì quả mọc, nhưng rụng rất nhanh nên hiếm khi chúng ta thấy nó.
Cách đây hàng trăm năm, hoa Nhài đã được du nhập về Việt Nam. Loài hoa này dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu, vì vậy được sử dụng để làm cây cảnh khá nhiều. Ở Việt Nam thì cây phát triển khá tốt ở miền Bắc.
Lịch Sử Phát Triển Của Hoa Nhài
Các tài liệu cho rằng hoa Nhài có nguồn gốc ở Ấn Độ. Một số thông tin khác thì cho rằng xuất xứ của hoa Nhài là ở phía Bắc của thung lũng Hy Lạp.
Các triều đại Ai Cập, các hoàng đế Trung Quốc và các vị vua của Afghanistan, Nepal, Ba Tư đều trồng hoa nhài trong khu vườn hoàng gia của họ. Một vị hoàng đế ở Trung Quốc còn trồng một lượng lớn hoa Nhài trong khuôn viên cung điện vì ông rất thích mùi hương này.
Từ châu Á, hoa Nhài được đưa đến Tây Ban Nha vào năm 1600 bởi những người Moors. Đến năm 1700 các quốc gia châu Âu như Pháp và Đức bắt đầu xuất hiện hoa Nhài và nhanh chóng bị hương hoa nhài chinh phục. Đây cũng là khởi đầu của hoa nhài trong ngành công nghiệp nước hoa.
Đặc Tính Của Hoa Nhài
Hoa Nhài có thể phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, nhiệt độ thích hợp từ 20-30°C. Loài cây này đặc biệt ưa thích ánh sáng và thoáng mát. Nếu đặt cây trong điều kiện thiếu sáng thì cây sẽ còi cọc và khó phát triển.
Hoa Nhài tốt nhất nên trồng sau mùa mưa để tránh bị úng nước vì cây có khả năng chịu úng kém.
Trong hoa Nhài có một chất béo thơm chừng 0.08%. Thành phần hóa học chủ yếu của chất béo thơm đó là chất parafin, este formic acetylbenzoic- linalyl, este anthranilic metyl và indol.
Khi phân lập và xác định các thành phần hóa học trong rễ cây hoa Nhài thì thu được axit dotriacontanoic, dotriacontanol, axit oleanolic, daucosterol và hesperidin…
Xem thêm: Cây Xô Thơm Là Gì? Tác Dụng, Cách Chăm Sóc, Cách Dùng 2022
Các Loại Hoa Nhài
Dựa theo nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm hình thái thì có thể chia hoa Nhài thành các loại sau.
1. Hoa nhài ta
Đây là loại hoa được nhiều người biết đến nhất, được trồng phổ biến quanh năm. Trong hoa Nhài ta thì còn chia tiếp thành 2 loại là hoa Nhài đơn và hoa Nhài kép. Cùng tìm hiểu nhé!
Hoa Nhài đơn
Hoa nhài đơn nụ nhỏ, hoa nhỏ trắng muốt. Lá to, mỏng, khi còn non thì có màu xanh lá mạ, khi già thì dần chuyển sang xanh sẫm.
Hoa Nhài kép
Hoa Nhài kép nụ to hơn, khi nở thì bông cũng lớn hơn so với Nhài đơn. Lá cây thì tương tự hoa Nhài đơn nhưng dày hơn. Về hương thơm thì hoa Nhài kép thường được đánh giá cao hơn.
2. Hoa Nhài tây
Hoa Nhài tây còn có tên gọi khác là hoa Lài trâu hay cây ngọc bút. Nhài tây có hoa to, mọc thành chùm ở đầu ngọn. Thân cây thậm chí có thể cao đến 2 mét. Lá hình bầu dục, to và dày. Hoa Nhài tây cũng chia ra hoa cánh kép và hoa cánh đơn.
Cây hoa cánh đơn có hoa 5 cánh xòe ra như chong chóng và các cánh cũng to nhỏ không đều nhau. Còn cây hoa cánh kép có nhiều cánh hoa hơn xếp thành một bông to.
3. Hoa Nhài Nhật
Đúng như tên gọi, loài hoa này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đây là cây bụi dáng nhỏ. Hoa cũng mọc ở đầu cành với 5 cánh xòe ra. Giống hoa này có 2 màu trắng và màu tím.
Điều đặc biệt là tùy theo thời gian mà hoa đổi dần từ màu trắng sang màu tím và ngược lại. Nên hoa nhài Nhật còn được gọi là cây hoa hai màu.
4. Hoa Nhài Tây Ban Nha
Hoa nhài Tây Ban Nha, thường được gọi là hoa nhài hoàng gia, là một loài thực vật phát triển nhanh, có thể đạt đến chiều cao từ 4 mét trở lên khi trưởng thành. Cây nở hoa từ giữa mùa hè cho đến giữa mùa thu, mùi hương khá đậm.
5. Hoa Nhài Ả Rập
Đây là quốc hoa của Philippines. Loài cây này có thể cao tới 3 mét. Nó phát triển tốt trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, và cây chỉ nở hoa trong 24 giờ. Đây là loại hoa nhài được dùng để pha trà. Những bông hoa cũng được sử dụng để làm vòng đeo cổ.
6. Hoa Nhài hồng
Loại hoa này có thể cao tới hơn 7 mét. Những bông hoa có một chút màu hồng nhạt làm cho chúng nổi bật hơn.
7. Hoa Nhài sao
Loại hoa này có nguồn gốc từ Châu Á. Hoa thường có màu kem, hình sao và có xu hướng mọc gần nhau thành một cụm.
8. Hoa Nhài leo
Là loại cây bụi với thân nhỏ dài mọc leo giàn. Lá xanh bóng có lông phủ ở cả hai mặt. Hoa mọc từ nách lá thành từng chùm. Hoa trắng nhỏ thuôn dài, mỗi bông có từ 7-8 cánh hoa.
Xem thêm: Cây Ngọc Am Là Gì? 7 Công Dụng Của Ngọc Am Mà Bạn Chưa Biết
Ý Nghĩa Của Hoa Nhài
Hoa Nhài trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, ngây thơ. Vì vậy chúng thường được dùng trong lễ rửa tội.
Hoa Nhài vàng là biểu tượng của hạnh phúc và của tình bạn bền vững. Và đôi khi nó còn mang lại niềm vui và may mắn. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa về sự duyên dáng và tao nhã.
Hoa Nhài hồng tươi là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Vẻ đẹp của loài hoa này chắc hẳn sẽ đánh thức tình yêu và tình cảm bên trong tâm hồn bạn! Nhưng với hoa Nhài chỉ ửng hồng thì lại mang ý nghĩa chia cắt biệt ly!
Trong văn hóa các nước thì hoa Nhài lại có nhiều ý nghĩa khác nhau:
Đối với Philippines và Indonesia: hoa Nhài được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc trong đám cưới.
Ở Pakistan, hoa Nhài được dùng làm vòng đeo cổ trong đám cưới với mục đích mang lại may mắn và hạnh phúc trong hôn nhân.
Ở Thái Lan thì hoa Nhài là biểu tượng của người mẹ và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con!
Trong phong thủy, hoa Nhài mang ý nghĩa tài vận hanh thông, trừ xú uế. Hoa Nhài giúp giảm căng thẳng, lo âu, mang lại cho gia chủ sự thoải mái và phấn chấn. Vậy nên hoa Nhài được xem là cây phong thủy, thường được các gia đình ưa chuộng.
Xem thêm: Hoa Tử Đinh Hương: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Dùng 2022
Cách Làm Trà Hoa Nhài
Hoa Nhài là một loài hoa đẹp, tuy nhiên nó còn mang lại nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Trà hoa Nhài là một hình thức sử dụng phổ biến nhất của loài hoa này. Cùng xem cách làm trà hoa Nhài như thế nào nhé!
Đầu tiên là công đoạn thu hái hoa. Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc vào buổi tối để hoa được tươi và giữ được nhiều dưỡng chất.
Lưu ý: Không thu hái hoa vào lúc giữa trưa hoặc ngay sau khi trời mưa, vì những thời điểm đó giá trị dinh dưỡng trong hoa bị giảm đi khá nhiều.
Tiếp đó là công đoạn sấy khô. Trước tiên hãy rửa sạch số hoa vừa hái thật nhẹ nhàng để tránh bị dập nát. Vớt ra và để ráo nước. Tiếp đến bạn dùng chảo lớn đun nóng và cho hoa vào rang khô. Khi hoa khô được khoảng 90% thì bỏ hoa ra ngoài, để nguội thì hoa sẽ khô tự nhiên. Sau đó mang đi bảo quản.
Cuối cùng là công đoạn pha trà. Bạn lấy một nhúm hoa Nhài khô chừng 8-10 bông và rửa sạch. cho hoa đã rửa sạch vào ấm trà. Rót đầy nước sôi và hãm trà trong vòng 10 phút là có thể dùng được rồi. Không nên pha trà quá lâu hoặc dùng nước quá nóng vì trà sẽ bị đắng.
Có một cách thưởng thức khác là Trà pha lạnh. Cho hoa Nhài vào nước nguội và đựng trong bình thủy tinh. Đậy kín nắp bình và để trong tủ lạnh từ 6-12 giờ. Sau thời gian đó thì bạn có thể lấy trà ra uống được rồi. Có thể thêm chút đá nếu bạn muốn.
Thành Phần Dinh Dưỡng Trong Trà Hoa Nhài
Trong trà hoa Nhài chứa 2-5% acid amin tự do. Những acid amin này có tác dụng sinh lý tốt với con người như trợ tim, lợi tiểu, nở giãn huyết quản…
Đặc biệt trong trà hoa Nhài có rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể con người như vitamin B (B1, B2, B3, B11…), vitamin C, vitamin E, vitamin P… Ngoài ra còn có chứa chất khoáng và các loại glucid.
Xem thêm: Hoa Phong Lữ: Ý Nghĩa, Cách Trồng, Tác Dụng 2022
Những Tác Hại Của Hoa Nhài
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng hoa Nhài cũng vẫn có một số tác dụng phụ bạn cần lưu ý dưới đây:
Hoa Nhài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi
Phụ nữ mang thai nếu dùng trà hoa Nhài hoặc sử dụng tinh dầu hoa Nhài thì sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung sớm.
Trong hoa Nhài có chứa cafein
Điều đó dễ dẫn đến huyết áp tăng đối với những người có tiền sử tăng huyết áp.
Gây khó chịu cho dạ dày
Nếu uống trà lúc đang đói thì có thể dẫn đến cơn đau đột ngột. Ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa.
…
Không chỉ có mùi hương, hoa Nhài còn có rất nhiều giá trị sử dụng, đặc biệt là lợi ích đối với sức khỏe con người. Có thể trồng một vài chậu hoa Nhài trên cửa sổ để vừa tăng tính thẩm mĩ cho căn phòng lại mang đến nhiều tác dụng sức khỏe. Không chỉ vậy hoa Nhài còn có vai trò là cây phong thủy, vừa giúp xua đuổi xú uế lại thu hút may mắn, mang lại tài lộc cho gia chủ!