COA là gì? Ý nghĩa và mục đích của COA | Tại sao phải có?
96 lượt xem
Khi công bố sản phẩm, cơ quan chức năng luôn yêu cầu nhà sản xuất cung cấp COA. Vậy COA là gì, được sử dụng với mục đích như thế nào? Nếu là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, bạn cần phải nắm rõ về khái niệm này cũng như các tiêu chuẩn, nơi cấp… Cùng GANI tìm hiểu ngay nhé!
COA là gì?
Bạn là nhà sản xuất hàng hóa? Bạn đang chuẩn bị nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài?… Nếu thuộc các trường hợp này, Gani khuyên bạn việc tìm hiểu COA là gì, ứng dụng ra sao… là điều rất cần thiết và sẽ giúp ích rất nhiều trong việc công bố sản phẩm trong tương lai.
Định nghĩa COA
COA là viết tắt của Certificate Of Analysis. Theo định nghĩa quốc tế có nghĩa là giấy chứng nhận phân tích.
Cụ thể, đây là một bảng phân tích các thành phần cấu thành nên sản phẩm bắt buộc phải có đối với các mặt hàng xuất khẩu nhằm chứng minh chúng có đáp ứng các thông số quy định hay không. Đó có thể là tính chất vật lý như thành phần, độ chua, độ ẩm, độ kết dính…
Mục đích / tác dụng của COA là gì?
Một sản phẩm khi phân phối trên thị trường bắt buộc phải công bố thành phần sản xuất. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu công khai các thông số, kết quả kiểm tra chi tiết… (theo mẫu Certificate Of Analysis).
Nói cách khác, Certificate Of Analysis chính là tờ giấy xác nhận, minh chứng cho việc xét nghiệm, kiểm duyệt của trung tâm:
- Tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về thành phần, chất lượng sản phẩm
- Tăng độ uy tín cho nhà cung cấp. Giúp khách hàng yên tâm, tin tưởng hơn khi mua hàng, hợp tác.
- Cung cấp tài liệu cần thiết khi nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định
- Giúp cơ quan chức năng đối chiếu thông tin trước khi lưu hành
- Xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp dụng mã thuế
- Giúp người bán quản lý được chất lượng của hàng hóa
- Giúp người mua đánh giá chất lượng, công dụng của sản phẩm
Tùy vào loại hàng hóa, tính chất, bản chất và cơ quản chủ quản, giấy chứng nhận COA sẽ được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong bộ tài liệu để công bố tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Cách bảo quản hoa oải hương Lavender khô thơm lâu
Nơi nào cấp giấy chứng nhận COA?
Để nhận được giấy chứng nhận COA, doanh nghiệp cần mang theo sản phẩm đến trung tâm có thẩm quyền để kinh nghiệm:
- Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy vùng 4 (Địa chỉ: số 271 Tô Ngọc Vân, Phường Linh Đông, Thủ Đức)
- Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol (Địa chỉ: Đường số 22, Tân Thuận Đông, Quận 7)
- Công ty TNHH MTV Khoa Học Công Nghệ Hoàn Vũ (Địa chỉ: số 65 Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú)
- Công ty TNHH EUROFINS Sắc Ký Hải Đăng (Địa chỉ: Lô E2b-3, Đường D6, Khu Công Nghệ Cao, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9)
- Viện Y Tế Công Cộng TP.HCM (Địa chỉ: số 159 Đường Hưng Phú, Phường 10, Quận 8)
COA được cấp bởi trung tâm kiểm nghiệm độc lập có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025. Tùy vào mục đích, đây có thể đơn vị do người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc chính đơn vị chủ quan lựa chọn.
Ý nghĩa của từ COA?
Ý nghĩa của chứng nhận COA được thể qua các nội dung:
- Thông qua các nội dung trên COA, bạn sẽ nhận biết được sản phẩm gồm các thành phần gì, có lợi hay hại cho sức khỏe.
- Với chứng nhận phân tích COA, người nhập khẩu nắm bắt dễ dàng thành phần và chất lượng sản phẩm, cũng như an tâm vì sản phẩm đã qua xét nghiệm và có kết quả chính xác cao.
- COA thường được yêu cầu từ người nhập khẩu, hoặc mang tính bắt buộc theo quy định của nhà nước – nơi sản phẩm nhập khẩu hoặc tại hải quan xuất nhập khẩu.
- Dựa trên các kết quả xét nghiệm, chứng nhận COA tạo độ tin cậy cao cho các doanh nghiệp sản xuất. Nhất là các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp.
- COA mang tính quyết định cao đối với một sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài lần đầu. Vì thông thường các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện kiểm tra, đối chiếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay chưa qua thông số trên COA.
Nội dung cần có trên COA
Thông thường các nội dung trên một chứng chỉ phân tích COA, nhất định phải có các thông tin sau:
- Hạn sử dụng: là thời gian cụ thể cho biết thời điểm sản phẩm hết hạn sử dụng dựa trên các nghiên cứu ổn định đã thực hiện.
- Ngày thử lại: đây là mốc thời gian giúp doanh nghiệp biết khi nào cần mang mẫu đến thực hiện các kiểm nghiệm phân tích lại.
- Độ tinh khiết của mẫu: đây là một phương pháp kiểm nghiệm quan trọng có thể giúp nhận biết chất lượng sản phẩm có thực sự an toàn hay đã bị nhiễm bẩn. Nhìn chung thông qua COA, các nhà nghiên cứu có thể xác minh độ tinh khiết ở mức tuyệt đối.
- Nồng độ dung dịch: Nồng độ dung dịch được phân tích dựa trên các sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy,… ở mẫu.
- So sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã qua giai đoạn phân tích với dung dịch đạt chuẩn
- Chứng nhận nguồn gốc: Ghi chép toàn bộ các trang thiết bị được nhà sản xuất sử dụng trong sản xuất sản phẩm. Từ đó truy xuất nguồn gốc.
- Phương pháp tiến hành thử nghiệm tiêu chuẩn.
- Phương pháp chuẩn bị độc lập với dữ liệu hiệu chuẩn
Sản phẩm nào cần chứng nhận COA?
Giờ thì bạn đã hiểu rõ COA là gì. Đây là bảng phân tích số liệu, thành phần chi tiết của một loại hàng hóa cụ thể. Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá, phân tích, nhà sản xuất sẽ thu được danh sách thông tin cần thiết để in lên tài liệu sản phẩm, vỏ bao bì khi bán ra thị trường.
Theo tìm hiểu của Gani, giấy chứng nhận Certificate Of Analysis gần như bắt buộc, không thể thiếu đối với hầu hết các mặt hàng tiêu dùng từ phổ thông cho đến cao cấp:
- Hàng thực phẩm
- Các loại đồ uống
- Gia vị
- Dược phẩm, đồ chăm sóc sức khỏe
- Hoá mỹ phẩm, làm đẹp
- Hàng xuất nhập khẩu
- Các sản phẩm chiết xuất từ động vật, thực vật
Xem thêm: Phân biệt tinh dầu và hương liệu, dầu nền
Điều kiện để một COA hợp lệ là gì?
Certificate Of Analysis được xem là một trong những tài liệu “thông hành” của hàng hóa trên thị trường, khi xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào được gửi đi kiểm nghiệm cũng được cấp giấy chứng nhận.
Theo quy định, để được cấp Certificate Of Analysis hợp lệ cần phải đảm bảo các điều kiện:
- Giấy chứng nhận COA được cấp bởi trung tâm kiểm nghiệm độc lập có phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025.
- Quy trình phân tích, kiểm tra sản phẩm được thực hiện đúng theo quy trình tiêu chuẩn gồm các khâu: Tiếp nhận mẫu, quản lý mẫu, kiểm định, báo cáo kết quả, kiểm tra, cấp chứng nhận
COA là gì, ứng dụng như thế nào và điều kiện cấp giấy ra sao…. Mọi thông tin bạn quan tâm đều đã được Gani giải đáp trong bài viết. Nếu có nhu cầu mua tinh dầu tự nhiên như tinh dầu gỗ thông, tinh dầu tần dày lá,… đừng quên liên hệ với chúng tôi. 100% sản phẩm đều được chưng cất từ thành phần thiên nhiên, không hương liệu, chất tạo màu… an toàn, lành tính với người dùng mọi lứa tuổi.