Cây Hương Nhu Có Phải Là Cây Húng Quế? Giải Đáp
1970 lượt xem
Cây Hương nhu là một loại thảo dược tự nhiên quý, vốn đã quen thuộc với người dân Việt Nam. Những tác dụng của cây Hương nhu đã được khoa học công nhận, dùng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Nhưng đôi khi chúng ta vẫn nhầm lẫn giữa cây Hương nhu và cây Húng quế. Vậy cùng GANI tìm hiểu xem cây Hương nhu có phải là cây Húng quế hay không nhé!
Cây Hương Nhu Là Gì?
Hương nhu là loài cây mọc hoang, xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam thì được tìm thấy nhiều nhất ở Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương, Hưng Yên…
Cây Hương nhu có tên khoa học là Ocimum gratissimum. Ở Việt Nam cây Hương nhu còn có tên gọi khác É rừng, Mậu dược, Sơn ông, Húng giồi tía… Trung Quốc gọi là Thánh La Lặc, Cửu tầng tháp. Ấn Độ gọi là cây Tulsi.
Trong Hệ thống y học Hindu truyền thống, Hương nhu được coi là nữ hoàng thảo dược, thậm chí còn được xem là thuốc trường sinh, mang lại cực kỳ nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Về đặc điểm, theo ghi nhận của tài liệu Y học, cây Hương nhu chia làm 2 loại là Hương nhu trắng và Hương nhu tía:
- Hương nhu tía: toàn bộ các bộ phận, bao gồm cả 2 mặt lá đều có màu nâu tím.
- Hương nhu trắng: Chỉ có các bộ phận gồm hoa, thân, các gân lá có màu tím tía đặc trưng. Lá hương nhu trắng có màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn mặt trên.
Đặc điểm cụ thể, Hương nhu là cây thân thảo, khi trưởng thành có thể cao từ 1-2m. Thân trụ hình vuông, gốc hóa thân gỗ, màu nâu tím. Lá mọc đối nhau, phiến lá có hình răng cưa kèm theo lông ở hai mặt lá. Hoa hình sim, màu trắng hoặc màu tím nhạt, thường mọc thành cụm dài không đều nhau. Mùa hoa nở thường là tháng 5 và tháng 6. Cây Hương nhu có quả, được bao bọc bởi đài hoa. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.
Cây Hương nhu ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm với nhiệt độ trung bình là 25-30 độ C. Các vùng núi cao khí hậu cận nhiệt kèm theo hơi lạnh thì cây khó phát triển.
Về thành phần hóa học, Hương nhu tía Việt Nam chứa 30 – 40% eugenol. Tinh dầu hương nhu tía Việt Nam chứa anilin, sabinen, p – pinen, myrcene, 1-8 cineole, linalool, camphor, borneol, linalyl acetate, terpinen – 4 – ol, a – terpineol, geraniol, citral, eugenol, methyl eugenol và p – caryophyllene, a – humulen, methyl isoeugenol, p – element, 5 – element, sesquiterpen.
Các thành phần như eugenol, methyl eugenol và p – caryophylen thì giống với Hương nhu tía Ấn Độ.
Cây Hương nhu dùng được cả thân, cành mang lá và hoa. Trước khi đem đi bảo quản thì cần chế biến bằng cách rửa sạch và phơi khô trong bóng râm. Hoặc bạn dùng tươi cũng được.
Xem thêm: Tổng Hợp 9 Cách Dùng Lá Húng Quế Trị Ho Hiệu Quả
Cây Hương Nhu Có Phải Là Cây Húng Quế Không?
Theo các tài liệu, cây Hương nhu không phải cây Húng quế, mà chỉ là một loài thân cận có khá nhiều đặc điểm bên ngoài giống nhau.
Cây Húng quế cũng là một loài thân thảo, thân hình vuông, hương thơm nồng ấm tương đối giống với cây Hương nhu. Cũng vì điều này mà nhiều người lầm tưởng 2 cây là một. Nhưng không, đây là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau. Người dùng cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Tác Dụng Của Cây Hương Nhu
Cây Hương nhu có vị cay, tính ấm, do đó thường được dùng trong các bài thuốc cổ truyền để giải cảm. Cùng tìm hiểu một số tác dụng tuyệt vời khác của cây Hương nhu bạn nhé!
Trị hôi miệng
Thành phần trong lá Hương nhu có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi hôi răng miệng. Nó cũng có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ em.
Trị cảm sốt
Theo Đông y, vị cay, tính ôn, vào kinh phế và vị của cây Hương nhu có tác dụng phát hãn, thanh thử, tán hấp, hành thủy. Vậy nên được dùng để chữa cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thủy thũng…
Chống viêm, trị mụn
Từ xa xưa, lá Hương nhu đã được coi là một phương thuốc tự nhiên hữu ích trong điều trị mụn trứng cá. Chiết xuất tinh dầu sẽ có tác dụng tốt hơn do hấp thụ vào da được nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Bên cạnh đó cây Hương nhu còn được dùng để điều trị nhiễm trùng da cả bên trong lẫn bên ngoài.
Giúp bảo vệ dạ dày
Lá Hương nhu tía có khả năng làm giảm acid dạ dày, tăng tiết tế bào nhầy. Do đó nó có thể chống lại các tình trạng viêm loét dạ dày do căng thẳng thần kinh.
Cải thiện hệ hô hấp
Những chất có lợi trong lá Hương nhu hỗ trợ khai thông đường hô hấp, làm thông thoáng mũi họng và cải thiện một cách đáng kể tình trạng tắc nghẽn do viêm xoang cũng như các chứng bệnh hô hấp khác.
Làm giảm cholesterol máu
Trên một nghiên cứu ở thỏ, khi cho dùng lá Hương nhu, người ta nhận thấy rằng có sự thay đổi đáng kể trên các phân tử chất béo, ngoài ra, chỉ số cholesterol xấu (LDL-cholesterol) cũng giảm thấp hơn và chỉ số cholesterol tốt (HDL-cholesterol) lại tăng cao hơn.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Đối với những người bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin, khi dùng lá Hương nhu tía đã cho thấy kết quả tương đối khả quan về lượng đường trong nước tiểu cũng như mức cholesterol toàn phần trong giai đoạn điều trị.
Tốt cho tóc và da đầu
Một trong những công dụng không thể bỏ qua của lá Hương nhu là giúp tăng cường sức khỏe cho mái tóc. Tinh dầu có trong lá Hương nhu làm giảm gãy rụng tóc, xơ tóc, mang lại cho bạn mái tóc suôn mượt cùng hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế. Vậy nên từ lâu lá Hương nhu đã được các bà các mẹ dùng để gội đầu, vừa giúp cho mái tóc chắc khỏe vừa phòng ngừa cảm cúm hiệu quả.
Tốt cho mắt
Lá Hương nhu rất giàu vitamin A, giúp tăng cường thị lực. Vitamin A cần thiết cho võng mạc của mắt dưới dạng retinol, kết hợp với protein opsin là một hợp chất để tạo thành rhodopsin, phân tử hấp thụ ánh sáng cuối cùng cần thiết cho cả thị lực nhìn xa (ánh sáng yếu) và thị lực màu.
Điều trị tiêu chảy
Sử dụng lá Hương nhu để điều trị tiêu chảy là một phương pháp rất hay. Tác dụng làm giãn có trong các thành phần của Hương nhu đã tác động trực tiếp lên cơ trơn của hồi tràng, tác động gián tiếp lên chất dẫn truyền thần kinh để giải phóng.
Các Bài Thuốc Dân Gian Của Lá Hương Nhu
Bài thuốc chữa cảm lạnh:
Hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10g. Bạn rửa sạch, để ráo nước và đem đun sôi 20 phút. Dùng để xông 2 lần mỗi ngày.
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng:
Hương nhu tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi vị 9g, sắc nước với 3 bát nước. Đun đến khi lượng nước trong nồi còn chừng 1 bát. Dùng để uống trong ngày sau bữa ăn sáng.
Trị hôi miệng:
Bạn dùng khoảng 10g lá hương nhu sắc cùng với 200ml nước súc miệng. Dùng để súc miệng hàng ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Sau khoảng 2 tuần sử dụng thì bạn có thể thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa phù thũng, không mồ hôi, tiểu tiện đỏ:
Chuẩn bị 9g lá hương nhu khô, 12g ích mẫu thảo, 30g bạch mao căn (rễ cỏ tranh). Rửa sạch và mang sắc nước uống như trà trong ngày. Dùng liên tiếp từ 10 ngày trở lên để có tác dụng.
Bài thuốc chữa cảm lạnh:
500g hương nhu tía khô, 200g bạch biển đậu (đậu ván trắng) đã được sao qua, 200g hậu phác tẩm gừng nướng. Bạn đem các nguyên liệu trên đi tán nhỏ và trộn đều. Pha với nước sôi uống dần, mỗi lần dùng từ 8 – 10 g. Ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn. Một liệu trình từ 2 – 3 ngày.
Hương nhu có sức sống dẻo dai, dễ trồng được tại nhà, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Hi vọng qua bài viết trên đây thì các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị về loài cây hữu ích này nhé!