Cây Hoa Hồi Là Gì? Tác Dụng Của Đối Với Sức Khỏe
146 lượt xem
Cây Hoa hồi là một loại thực vật với mùi hương mạnh mẽ, kích thích vị giác ngay khi mới chỉ ngửi thoáng qua. Bên cạnh vai trò là một gia vị trong ẩm thực như mọi người thường thấy, thì liệu hoa hồi còn có tác dụng gì nữa hay không?
Cây Hoa Hồi Là Gì?
Hoa hồi có tên khoa học là Pimpinella anisum, nguồn gốc từ Ấn Độ và khu vực phía Đông Địa Trung Hải. Hồi là loại thực vật thuộc họ rau mùi tây (Apiaceae), được trồng để lấy quả hoa, quả và hạt. Hồi phát triển mạnh mẽ và sau này đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới như Nam Âu, Nam Nga, Trung Đông, Bắc Phi, Pakistan, Trung Quốc , Chile, Mexico và Hoa Kỳ.
Lại có nguồn thông tin khác cho rằng cây hoa hồi có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc và đã được sử dụng như một loại thuốc, gia vị trong hơn 3000 năm. Vào cuối những năm 1500, hoa hồi đến châu Âu thông qua một thủy thủ người Anh và ngay sau đó được buôn bán theo con đường trà từ Trung Quốc qua Nga. Vì hương vị đặc trưng khó quên của nó nên hoa hồi chủ yếu được sử dụng trong mứt, siro, bánh pudding…
Về đặc điểm hình thái, cây hoa hồi cao tới 0.75 mét. Các lá có màu hơi tím. Lá gần gốc có cuống dài trong khi những lá dọc thân lại có cuống ngắn hơn. Hoa nhỏ màu trắng hơi ngả vàng. Quả hình trứng, dạng quả khô được hình thành từ nhiều lá noãn tách rời nhau và có chiều dài khoảng 3,5 mm.
Hồi là một thành phần chính được sử dụng để tạo hương vị cho một số loại rượu rất nổi tiếng, bao gồm Ouzo ở Hy Lạp và Síp, Pastis và Pernod ở Pháp, và Sambuca ở Ý, cũng như một thành phần phổ biến trong bánh ngọt và bánh mì. Các lợi ích y học của cây hồi đã được sử dụng hàng ngàn năm nay để hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, giảm ho, đau họng, buồn nôn và thậm chí để dễ sinh con!
Khi cây hồi đến Anh vào thế kỷ 14, nhu cầu sử dụng nó làm gia vị, làm thuốc và làm nước hoa tăng cao đến mức Vua Edward I đã đánh thuế nó để trả tiền sửa chữa trên Cầu London.
Hoa hồi có hương vị thơm ngọt mạnh mẽ, tương tự như cam thảo. Cây hồi chủ yếu được trồng để lấy hạt, nhưng lá và rễ cũng có thể được dùng trong món salad hoặc nấu trong món cà ri và thịt hầm để tăng thêm hương vị.
Tại thành phố Lạng Sơn nước ta, cây hoa hồi được coi là loại cây trồng mũi nhọn có giá trị lớn về kinh tế. Nơi đây còn tổ chức lễ hội hoa hồi hàng năm với mục đích chính là tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng của địa phương cũng như những giá trị quý hiếm của cây hồi.
Thành Phần Dinh Dưỡng Trong Hoa Hồi
Hoa hồi giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là giàu sắt, rất tốt trong sản xuất các tế bào máu.
Hàm lượng dinh dưỡng còn lại chủ yếu là:
- Calo: 23 %
- Sắt: 13%
- Mangan: 7%
- Canxi: 4%
- Magiê: 3%
- Photpho: 3%
- Kali: 3%
- Đồng: 3%
- Protein: 1 gram
- Chất béo: 1 gram
- Carbs: 3 gram
- Chất xơ: 1 gram
Ứng Dụng Của Cây Hoa Hồi
Hiện nay, người ta đã biết dùng hương hồi để sản xuất nước hoa, bánh kẹo. Mới đây nhất, khoa học hiện đại đã tìm ra cách chiết xuất axit shikimic từ tinh dầu hồi để điều chế ra vacxin chữa bệnh H5N1.
Một ứng dụng phổ biến khác của hoa hồi đó là chiết xuất thành tinh dầu. Xông hương tinh dầu hồi giúp thư giãn thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện một số vấn đề về sức khỏe khác. Ngoài ra tinh dầu hồi còn đặc biệt hiệu quả trong việc đuổi muỗi.
Một vai trò không thể không nhắc đến của cây hoa hồi đó là làm gia vị trong các món ăn. Hoa hồi là linh hồn của nước phở. Thiếu hoa hồi là độ ngon như đã giảm đi một nửa.
Hoa hồi rất hợp khi dùng trong bánh quy, bánh ngọt và bánh mì. Bên cạnh đó còn có thể dùng cho hải sản, xúc xích, cà ri Ấn Độ…
Chưa hết, bạn nên dùng thêm trong đồ nướng. Hồi thường được sử dụng trong các món nướng như bánh quy Ý, bánh pizza và bánh giò Đức…
Công dụng của hoa hồi còn được dùng làm gia vị, chế húng lìu nấu thịt bò, các thịt khác. Đặc biệt hoa hồi là một trong năm thành phần chính của ngũ vị hương – một loại gia vị cực kỳ quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày.
Tác Dụng Của Cây Hoa Hồi
Điều trị rối loạn hô hấp
Tính chất của hoa hồi có thể giúp làm lỏng chất nhầy, long đờm và làm thông thoáng đường hô hấp. Công dụng phổ biến là làm giảm ho, cơn tức ngực, viêm phế quản và hen suyễn…
An thần, thư giãn
Do tác dụng thư giãn, nó có thể được sử dụng như một loại thuốc an thần để điều trị lo âu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, tức giận cũng như các triệu chứng khác như mất ngủ. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng với liều lượng cao vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Làm đẹp da
Với cơ chế làm sạch lỗ chân lông, đánh bay bụi bẩn và vi khuẩn, hoa hồi là một lựa chọn rất được các chị em phụ nữ ưa chuộng. Công dụng chủ yếu là điều trị mụn trứng cá, chữa lành vết thương, vết bỏng và sẹo…
Giúp trị hôi miệng
Với lượng flavonoid dồi dào, hoa hồi thực sự hiệu quả trong việc kháng khuẩn răng miệng và mang lại hương thơm tươi mát đặc trưng. Cảm giác the the mát lạnh còn mang lại cảm giác vô cùng sảng khoái.
Điều hòa khí huyết
Trong Đông y, hoa hồi được ghi nhận là có tác dụng điều hòa dòng khí trong cơ thể, giúp máu huyết lưu thông. Người ta cho rằng bách bệnh đều bắt nguồn từ khí huyết. Nếu giữ cho dòng chảy này được ổn định thì ngăn ngừa được rất nhiều bệnh cho cơ thể.
Kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng
Với mùi hương đặc trưng, hoa hồi kích thích vị giác ngay khi ngửi. Hương vị trầm ấm, không nồng nàn và ngào ngạt như đinh hương mang lại cảm giác rất dễ chịu giúp ăn ngon miệng hơn.
Chống viêm loét dạ dày
Một nghiên cứu trên động vật ghi nhận rằng hoa Hồi có thể làm giảm tiết acid trong dạ dày, giúp ngăn ngừa sự hình thành của vết loét dạ dày và bảo vệ các tế bào chống lại thương tổn.
Tác dụng chống oxy hóa
Nhiều nghiên cứu sơ bộ đã chứng minh các đặc tính chống oxy hóa của hoa Hồi. Hồi rất có ích trong việc giảm stress oxy hóa trong bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim. Cụ thể, tinh dầu hồi có thể trực tiếp ngăn chặn quá trình oxy hóa các hạt LDL xấu trong cơ thể con người.
Kích thích các cơ quan
Hồi có đặc tính giúp kích thích tuần hoàn, giảm bệnh thấp khớp và viêm khớp. Kích thích tiết các enzym và hormon, do đó thúc đẩy toàn bộ quá trình trao đổi chất. Và cuối cùng, nó có thể kích thích hệ thống thần kinh và não bộ để chúng ta hoạt động cũng như tỉnh táo hơn.
Điều hòa nội tiết tố
Hồi có một số đặc tính tương tự hormone và khả năng điều hòa hormone trong cơ thể. Trà hoa hồi hỗ trợ các vấn đề từ giấc ngủ đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Dùng loại trà này có thể giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Cách Dùng Hoa Hồi
Dùng làm gia vị
Tán bột hoa hồi làm gia vị nấu chè kho, gia vị cho món hủ tiếu, sốt vang, phở, các món nướng…
Đặc biệt, với các món ăn quen thuộc chế biến từ đuôi bò, chân vịt, dạ dày, nếu biết cách dùng hoa hồi sẽ làm cho món ăn thêm ấm nồng và những cánh hoa sẽ trang trí cho món ăn thêm bắt mắt.
Dùng để pha trà
Chuẩn bị hoa hồi khô, 1 cốc nước lọc và 1 thìa mật ong. Bạn nghiền hoa hồi thành bột khô, đun sôi nước và đổ hạt đã nghiền vào tách trà. Để hỗn hợp khoảng 10 – 15 phút để hoa hồi tiết hết các thành phần hoạt tính. Lọc bỏ bã và thêm vào đó một ít mật ong nếu bạn muốn.
Bổ tỳ vị, điều trị thận dương hư, đau xương khớp
Hoa hồi 6-8g sắc uống hàng ngày.
Người bị đau nhức xương, đầy hơi
Dùng hoa hồi ngâm rượu để xoa bóp.
Điều trị hôi miệng
Dùng hoa hồi tán bột hòa nước súc miệng hàng ngày.
Dùng ngâm rượu thuốc
Ngâm rượu tắc kè, cá ngựa. Cho thêm 1 ít hoa hồi để làm giảm bớt vị tanh của các vị thuốc trên.
Dùng làm mồi câu cá
Đây cũng là cách làm được khá nhiều người yêu thích. Những người yêu thích thú vui tao nhã này đã dùng hoa hồi để làm mồi câu. Kết quả là có thể thu hoạch lớn mỗi lần đi câu.
Dùng làm túi thơm treo phòng
Chỉ cần cho một vài bông hoa hồi vào túi rút nhỏ và treo lên góc phòng xe ô tô hoặc nhà vệ sinh để vừa tạo hương thơm vừa tăng cường sức khỏe.
Dùng tinh dầu hoa hồi
Bạn cho 3-4 giọt tinh dầu hồi vào chậu nước nóng dùng để xông mũi, 1 tuần xông 1-2 lần. Sẽ rất hiệu quả trong việc phòng tránh cũng như điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Xông mặt với tinh dầu hồi 1-2 lần mỗi tuần cũng sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi tích tụ. Tuy nhiên, không nên xông mặt quá nhiều sẽ khiến da bị mỏng và yếu, dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài.
Hoặc bạn có thể dùng để massage. Thêm một vài giọt tinh dầu hoa hồi vào kem xoa bóp hoặc kem dưỡng da của bạn để giúp làm dịu các cơ bị đau và nhức.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Hoa Hồi
- Không lạm dụng quá nhiều hoa hồi vì có thể gây ngộ độc thành phần cis – ethanol.
- Không sử dụng hoa hồi ẩm mốc để nấu nướng vì sẽ bị mất hương thơm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi chọn hoa thì nên chọn loại còn nguyên đài, không vỡ vụn, đủ độ già, màu nâu sẫm và hạt to tròn.
- Trước khi mang đi bảo quản thì nên phơi khô, sau đó cho vào túi hoặc lọ đậy kín để tránh ẩm mốc.
- Khi sử dụng dưới dạng tinh dầu thì bạn cần pha loãng trước khi sử dụng để tránh bị kích ứng da.…
Những thông tin trong bài viết của GANI chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên xin ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng để chữa bệnh. Với những công dụng hữu ích như vậy cây hoa hồi chắc chắn sẽ được khai thác và phát triển rộng rãi trong tương lai gần.